Thí điểm triển khai dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp tại Việt Nam
(04/04/2025) Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Nghị quyết số 193/2025/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt nhằm thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Một trong những nội dung quan trọng của Nghị quyết là cho phép thí điểm có kiểm soát triển khai dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp (Low Earth Orbit - LEO) trong thời gian không quá 5 năm, kết thúc trước ngày 01/01/2031.
Việc thí điểm dựa trên nguyên tắc bảo đảm quốc phòng, an ninh, trong đó không giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc tỷ lệ đóng góp của nhà đầu tư nước ngoài. Đây được xem là bước tiến chiến lược nhằm hiện đại hóa hạ tầng viễn thông, nâng cao khả năng kết nối tại các khu vực khó tiếp cận, nơi còn hạn chế về phát triển hạ tầng viễn thông mặt đất, và thúc đẩy vị thế của Việt Nam trong làn sóng công nghệ toàn cầu.
Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Phạm Minh Chính bấm nút thông qua dự thảo nghị quyết (Ảnh: Nguồn Internet)
Hệ thống vệ tinh viễn thông LEO Hệ thống vệ tinh viễn thông LEO hoạt động ở độ cao khoảng 160 đến dưới 2.000 km so với mực nước biển. Nhờ quỹ đạo thấp, LEO mang lại độ trễ tín hiệu thấp (20-40 ms), tốc độ truyền dữ liệu cao (50-500 Mbps), và khả năng phủ sóng rộng mà không cần nhiều hạ tầng mặt đất. Các hệ thống LEO tiêu biểu bao gồm hệ thống Starlink của Tập đoàn SpaceX, hệ thống Kupier của Tập đoàn Amazon, hệ thống Oneweb của Công ty Oneweb, trong đó Starlink hiện đang dẫn đầu về số lượng vệ tinh với hơn 6.000 vệ tinh đã được phóng và đưa vào khai thác theo số liệu tính đến tháng 2/2025. Các hệ thống LEO sử dụng một số băng tần như Ku (10-15 GHz), Ka (18-30 GHz), E (70-80 GHz) để cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet tốc độ cao, ổn định, với mục tiêu phủ sóng toàn cầu, kể cả các khu vực vùng sâu, vùng xa như nông thôn, miền núi và hải đảo.
Vệ tinh quỹ đạo tầm thấp là các vệ tinh hoạt động ở độ cao từ 160km đến dưới 2.000km so với bề mặt trái đất (Ảnh: Getty)
LEO là giải pháp bổ sung cho hạ tầng viễn thông mặt đất tại Việt Nam Tại Việt Nam, hạ tầng viễn thông mặt đất chủ yếu dựa trên mạng lưới cáp quang và các trạm thu phát sóng (BTS) 4G/5G, do các nhà mạng lớn như Viettel, VNPT, MobiFone triển khai và vận hành. Các hạ tầng này mặc dù có khả năng phục vụ lượng lớn người dùng và có tốc độ cũng như độ phủ cao, tuy nhiên tại các khu vực vùng sâu, vùng xa và hải đảo vẫn gặp thách thức lớn do chi phí xây dựng và vận hành hạ tầng cao trên địa hình phức tạp. Trong bối cảnh đó, các hệ thống LEO có thể đóng vai trò như một giải pháp bổ sung để cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet với nhiều lợi thế:
Tuy nhiên, dịch vụ viễn thông của mạng LEO như Starlink cũng có một số nhược điểm so với mạng mặt đất như:
Hành động của Chính phủ và việc cấp phép thí điểm triển khai Starlink Ngay sau khi Nghị quyết được Quốc hội thông qua, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan hữu quan nhanh chóng xây dựng quy định để cấp phép thí điểm. Thủ tướng yêu cầu các quy định phải đảm bảo cân bằng giữa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh mạng, đồng thời khuyến khích đầu tư nước ngoài. Bộ Khoa học và Công nghệ được giao sớm thẩm định và cấp phép cho các doanh nghiệp, trong đó Starlink là ứng viên đầu tiên của chính sách thí điểm về cung cấp dịch vụ Internet qua chùm vệ tinh quỹ đạo tầm thấp. Dự án của Starlink tại Việt Nam được kỳ vọng có giá trị đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD, tập trung vào việc cung cấp Internet cho vùng sâu, vùng xa và hỗ trợ các lĩnh vực như giáo dục, y tế từ xa, và quản lý thiên tai. Thủ tướng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác quốc tế, đặc biệt với Mỹ, để tận dụng công nghệ tiên tiến và thu hút vốn đầu tư. Việc triển khai Starlink không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trong cuộc đua công nghệ toàn cầu, dù cần giải pháp đồng bộ về chi phí và chính sách quản lý tần số vô tuyến điện. Sẵn sàng cho những thay đổi lớn trong giai đoạn tới Bức tranh thị trường dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp trên thế giới hứa hẹn sẽ có nhiều thay đổi lớn trong thời gian tới khi hiện có nhiều công ty khác (như Amazon, Telesat, SES, Viasat, LeoSat, Globalstar, Inmarsat, Thuraya, Intelsat…) cũng đang dần thâm nhập mảng kinh doanh dịch vụ này. Trung Quốc cũng đang nổi lên trở thành đối thủ cạnh tranh với Mỹ về vệ tinh tầm thấp với các dự án như dự án GuoWang và dự án G60 (tạm dịch Quốc Võng và Ngàn cánh buồm, được thiết kế với công năng tương tự hệ thống vệ tinh Starlink), dự án Hongyun (tạm dịch Hồng Vân, với mục tiêu cung cấp dịch vụ Internet cho các khu vực vùng sâu vùng xa). Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp lớn tại Việt Nam như Tập đoàn Viettel, VNPT cũng đã quan tâm nghiên cứu và chuẩn bị cho việc triển khai dịch vụ vệ tinh quỹ đạo thấp cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet.
Sự phát triển của các hệ thống vệ tinh quỹ đạo thấp (LEO) mang đến cả cơ hội lớn và thách thức không nhỏ cho cơ quan quản lý. Điều này đòi hỏi sự chuẩn bị kịp thời nhưng đảm bảo tính đầy đủ và đồng bộ của các chính sách trong đó có chính sách về quản lý, cấp phép, kiểm soát tần số cho các chùm vệ tinh này khi hoạt động tại Việt Nam. |
» Tin khác |
Giới thiệu về mạng thông tin vô tuyến hàng hải, an toàn cứu nạn |
UAV, flycam sẽ bị quản lý, giám sát chặt hơn |
Hệ thống nhận diện tự động (AIS) |
Hệ thống định hướng phát xạ vô tuyến điện cầm tay |
Can nhiễu di động tăng mạnh, trách nhiệm nhà mạng đến đâu? |
Việt Nam lần đầu tiên sản xuất thành công chip ADC 24-bit |
Báo Mỹ: Việt Nam sẽ trở thành thung lũng Silicon của Đông Nam Á |
Chip và thiết bị RFID HF do Việt Nam thiết kế, chế tạo được doanh nghiệp Nhật Bản thương mại hóa |
VN xếp hạng 76 về chỉ số ATTT mạng toàn cầu |
Triển lãm chip vi mạch do người Việt sản xuất ở Nhật |
Cuộc đua phát triển vũ khí chống UAV toàn cầu |
Nhiễu mặt trời trong thông tin vệ tinh |
Tin tức
Tin tức